Soi kèo góc Venezia vs Hellas Verona, 0h30 ngày 28/1
相关文章
- 、
-
Kèo vàng bóng đá Aston Villa vs West Ham, 23h30 ngày 26/1: Khó tin The Hammers -
Nga phạt tù sĩ quan mua sai thiết bị bảo vệ cầu Crưm trước UkraineCầu đường bộ và đường sắt Kerch nối liền miền nam Nga với bán đảo Crưm. Ảnh: Reuters Tờ Kommersant đưa tin, tòa phát hiện, thiết bị do ông Volkov chịu trách nhiệm mua sắm đã khiến cây cầu "nằm trong tầm bắn của hỏa lực Ukraine".
Song, ông Volkov đã phủ nhận mọi tội lỗi, biện hộ rằng ông đã hành động theo luật pháp và thiết bị trên thực tế nhằm mục đích bảo vệ lực lượng Vệ binh quốc gia ở nhiều địa điểm khác nhau.
Tuy nhiên, tòa án quân sự ở Moscow xác định, thiết bị cần được hiện đại hóa và nâng cấp để hoạt động hiệu quả. Nhà chức trách cũng kết luận bị cáo Volkov đã phạm tội lạm dụng chức vụ, đồng thời tuyên phạt ông 6 năm tù giam vì tội danh đó.
Cầu đường bộ và đường sắt Kerch bắt đầu đi vào hoạt động năm 2018. Đây là một dự án hàng đầu của Tổng thống Vladimir Putin ở Crưm, bán đảo đã sáp nhập vào Nga năm 2014 bất chấp sự phản đối của Kiev và phương Tây.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cuối tháng 2/2022, cầu Kerch đã trở thành mục tiêu tập kích then chốt của quân đội và các cơ quan đặc nhiệm của Kiev.
Cây cầu từng bị hư hại nặng vào tháng 10/2022 vì một vụ nổ lớn. Các quan chức Nga cho biết, sự cố do một xe tải phát nổ khi đang di chuyển qua cầu, khiến 3 người thiệt mạng. Đến tháng 7/2023, cơ quan an ninh Ukraine đã nhận trách nhiệm về vụ nổ.
Nga bắn hạ tên lửa ATACMS Ukraine phóng vào cầu Crưm
Thống đốc vùng Kherson cho biết quân đội Ukraine đã phóng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất về phía cầu Crưm, nhưng đã bị ngăn chặn."> -
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm học 2020-2021, cả nước có 522.320 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; trong đó, cấp THCS là 358.501, cấp THPT là 163.819. So với năm học trước, đội ngũ có sự tăng lên về số lượng và tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn (tăng lần lượt 2,8 và 0.8%, nâng tổng tỷ lệ “chuẩn hoá” cho đội ngũ giáo viên của hai cấp học lên mức 82,4 và 99,78%). Năm học đầu tiên thực hiện chương trình mới với lớp 6 được chuẩn bị ra sao?Các cơ sở giáo dục trung học đã tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình phù hợp với điều kiện, tiếp tục thực hiện chương trình trong thời gian học sinh phải tạm dừng đến trường.
Bộ GD-ĐT cho rằng, cũng nhờ đó, chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững trước ảnh hưởng rất lớn của dịch Covid-19; nhất là trong những tháng cuối năm học 2020-2021.
Bên cạnh đó, giáo dục mũi nhọn cũng đạt được kết quả tích cực. Tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2021, Việt Nam có 37 lượt học sinh dự thi thì cả 37 em đều đoạt giải với 12 Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen.
Ở hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF), có 1 dự án của học sinh Việt Nam đạt giải Ba - giải chính thức của hội thi và 2 dự án đoạt 3 giải đặc biệt do các hiệp hội và tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng.
Nhiều thách thức khi thực hiện chương trình mới
Năm nay, cấp THCS sẽ lần đầu tiên thực hiện chương trình phổ thông mới đối với lớp 6.
Các địa phương, cơ sở giáo dục đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, chủ động khắc phục khó khăn để triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên.
Tính đến cuối năm học 2020-2021, đã có hơn 579.000 lượt giáo viên trung học được bồi dưỡng, hướng dẫn các modul 1,2,3 của chương trình giáo dục phổ thông mới; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Về sách giáo khoa, mỗi tỉnh/thành phố, mỗi môn học/hoạt động giáo dục được chọn từ 1 đến 5 bộ sách, trong đó tỉ lệ chọn 1 bộ/môn học khoảng 50%; 2 bộ/môn học khoảng 30%.
Một số hạn chế còn tồn tại theo đánh giá của Bộ GD-ĐT là: chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều giữa các vùng, miền; còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khu công nghiệp, đặc biệt ở các môn học đặc thù như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học, Công nghệ, Trải nghiệm - Hướng nghiệp...
Tỷ lệ giáo viên/học sinh tại một số địa phương chưa bảo đảm. Vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Công tác giáo dục hướng nghiệp chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và kiểm tra, đánh giá còn hạn chế ở một số nơi do hạ tầng và trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ. Việc lựa chọn sách giáo khoa và đăng ký mua sách giáo khoa tại một số địa phương còn thực hiện chậm so với thời gian quy định, làm ảnh hưởng đến công tác in ấn, phát hành sách tới tay học sinh.
Năm học 2021-2022 được xác định vẫn sẽ diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên mà Bộ đề ra cho năm học mới này là thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm trường học an toàn và nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngoài ra, triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 6 và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tiếp đối với lớp 7, lớp 10 cho năm học tiếp theo.
Thanh Hùng
'Khi nền giáo dục bị tổn thương, thời gian phục hồi sẽ rất dài'
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học diễn ra sáng nay (12/8).
"> -
Mới đây, gần 250 phụ huynh ở TP.HCM đã gửi đơn đến Bộ GD-ĐT, UBND TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM và nhiều lãnh đạo của thành phố như Bí thư Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố… sau khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên. Tranh cãi vụ gần 250 phụ huynh cầu cứu vì con rớt trường chuyênHọ “sốc” khi 2/3 học sinh giỏi của 1 lớp ở Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không đỗ vào lớp 10 ở 2 trường chuyên của thành phố theo hình thức xét tuyển. Nguyên nhân theo những phụ huynh này là quy định cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tuyển vào lớp 10 bất hợp lý.
Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa là một trong số ít các trường tổ chức thi tuyển đầu vào từ năm lớp 6, với 'tỉ lệ chọi' rất cao (tỷ lệ 1/8 năm 2017). Theo nhóm phụ huynh, đó là lý do chất lượng học sinh đã được sàng lọc rất kỹ. Tỷ lệ học sinh của trường đậu vào các trường chuyên, lớp chuyên các năm học trước đạt hơn 90%.
Nhưng năm nay, tỷ lệ này có thể chỉ còn khoảng 30%.
Học sinh TP.HCM trong ngày khai giảng năm học 2020-2021 (Ảnh minh hoạ: Thanh Tùng) Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, cho rằng do dịch Covid-19 rất phức tạp, TP.HCM không tổ chức được kỳ thi tuyển vào lớp 10 mà chuyển sang xét tuyển là giải pháp tình thế và áp dụng cho hơn 80.000 thí sinh.
Mặt khác, dù xét hay thi tuyển chắc chắn sẽ có thí sinh trúng tuyển và có thí sinh bị rớt, đây là lẽ đương nhiên trong tuyển sinh.
Theo ông Phú, việc cộng điểm khuyến khích cho học sinh giỏi trong xét tuyển là hoàn toàn xứng đáng. Việc nhóm phụ huynh yêu cầu Sở GD-ĐT sửa đổi quy định để con họ trúng tuyển và học sinh khác rớt rất vô lý. Vì vậy, trong thời gian này tốt nhất các phụ huynh hãy động viên con, hoặc hướng con theo hướng khác.
"Hơn 7.000 thí sinh đăng ký vào trường chuyên, nhưng chỉ 1.600 thí sinh trúng tuyển, chứng minh rất nhiều thí sinh rớt và chấp nhận cuộc chơi, chứ không phải chỉ gần 250 thí sinh này" - ông Phú nói.
Điểm học bạ không thể nói được điều gì?
Một giáo viên ở Hà Nội đồng tình việc xét tuyển bằng học bạ là giải pháp tình thế trong bối cảnh đại dịch, không ai mong muốn. Do đó, kết quả không thể làm hài lòng được tất cả. Mặc dù vậy, nó cho thấy vấn đề trong việc kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh.
Cô giáo này dẫn giải, trước đây Hà Nội từng tính điểm xét tuyển vào lớp 10 căn cứ theo điểm thi và điểm học tập và rèn luyện 4 năm THCS. Tuy nhiên, sau đó quy định cộng điểm THCS đã được bỏ.
"Chuyện học sinh có học bạ đẹp như mơ giờ không hiếm, điểm tổng kết đạt từ 9 phẩy, 10 phẩy cũng là bình thường. Thậm chí là với môn Ngữ văn, điểm cũng cao chót vót. Với học bạ thế này thì việc xét tuyển khó có thể chuẩn xác. Những năm gần đây, dư luận cũng có ý kiến về việc xét tuyển bằng học bạ vào đại học, nhưng dù sao thì các trường đại học vẫn dành phần lớn chỉ tiêu cho xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT" - cô giáo này cho hay.
Năm 2020, gần 50% bài thi lớp 10 môn Toán, tiếng Anh ở TP.HCM dưới 5 điểm.
TS Trần Nam Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng trường hợp ở Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa quá đặc biệt và khó lý giải.
Theo ông Dũng việc tuyển sinh hàng năm là thi tuyển, xét tuyển thì phương án nào cũng cần có sự chuẩn bị kỹ càng. Năm nay do dịch Covid-19, TP.HCM không thực hiện thi tuyển mà xét tuyển vào lớp 10 là giải pháp tình thế, do vậy nảy sinh vấn đề là đương nhiên.
Qua sự việc này có thể xem lại việc cộng điểm khuyến khích, còn điểm trung bình học tập thì không thể nói được điều gì.
Ở Hà Nội, việc tuyển sinh vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cũng đang gặp khó khăn. Hàng năm, trường này nhận tới 3.000 - 5.000 hồ sơ, trong số đó đa phần học sinh có học bạ toàn điểm 10, chỉ 1-2 điểm 9.
Vì vậy, sau khi qua vòng sơ tuyển, những em này phải trải qua bài thi đánh giá năng lực Toán, tiếng Việt, tiếng Anh có độ khó cao để giành 1 trong 200 suất trúng tuyển.
Minh Anh
Gần 250 đơn kêu cứu vì cách xét tuyển lớp 10 chuyên, Sở GD-ĐT nói gì?
243 phụ huynh ở TP.HCM, trong đó chủ yếu là phụ huynh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa đã gửi đơn đề nghị xem lại phương án xét tuyển lớp 10 trường chuyên.
">